Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và cách phòng, điều trị như thế nào?
09 Tháng 05, 2023

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960.

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA) LÀ GÌ?

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Mỗi thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi globin; Có hai thể bệnh chính là alpha thalassemia và beta thalassemia; ngoài ra có các thể phối hợp khác như thalassemia và bệnh huyết sắc tố.

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH DI TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường.

PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH NHƯ THẾ NÀO?

Các bạn trẻ và những người trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động xét nghiệm, tầm soát gen bệnh càng sớm càng tốt.

Người mang gen bệnh cần được tư vấn và quản lý nguồn gen để tránh sinh ra con bị bệnh thể nặng.

Các cặp đôi cùng mang gen đã kết hôn cần được tư vấn trước khi mang thai và thực hiện các biện pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp. Nếu người vợ đã mang thai cần sàng lọc trước sinh trong những tháng đầu nhằm phát hiện gene bệnh có thể có ở thai nhi và tư vấn, đình chỉ nếu phát hiện thai nhi bị bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) mức độ nặng. 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TAN MÁU BẨM SINH

Hai biện pháp chính điều trị là truyền máu và thải sắt, và một số biện pháp khác như cắt lách, ghép tế bào gốc, chăm sóc toàn diện

- Truyền máu: Do bị thiếu máu mạn tính, bệnh nhân cần phải truyền máu định kỳ, suốt cả cuộc đời. Khoảng cách giữa các lần truyền máu là 2 – 5 tuần. Chế phẩm sử dụng là khối hồng cầu.

- Thải sắt: Mục đích để chống quá tải sắt ở bệnh nhân, nhằm đưa nồng độ sắt trong cơ thể về giới hạn bình thường. Bệnh nhân thường phải duy trì dùng thuốc thải sắt trong suốt cuộc đời.

- Cắt lách: Là phương pháp điều trị hiện đại, có thể chữa khỏi bệnh tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá tốn kém.

 - Ghép tế bào gốc được chỉ định đối với bệnh nhân Thalassemia mức độ nặng, dưới 16 tuổi, chưa có quá tải sắt mức độ nặng và có người cho tế bào gốc phù hợp HLA.

- Chăm sóc toàn diện:  Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

 

Tin tức liên quan

22 Tháng 05, 2023

TUẦN LỄ QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2023

17 Tháng 05, 2023

Triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

17 Tháng 05, 2023

Triển khai Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

21 Tháng 04, 2023

Triển khai Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030

17 Tháng 04, 2023

Một số điểm lưu ý khai quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2022.

14 Tháng 04, 2023

Tiếp nhận HS đề xuất cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/4/2023

11 Tháng 04, 2023

Những điều cần biết về mất cân bằng giới tính khi sinh.

07 Tháng 02, 2023

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 4654/QĐ-UBND NGÀY 30/12/2022 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM

07 Tháng 02, 2023

THÔNG BÁO VỀ CÔNG TÁC KÝ LẠI HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN THEO MẪU SỞ CÔNG THƯƠNG NĂM 2023

07 Tháng 02, 2023

THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI NGÀY GHI CHỈ SỐ ĐIỆN VỀ CUỐI THÁNG